Amitie Shop
TRẺ HAY CÁU GIẬN? BA MẸ NÊN PHẢN ỨNG NHƯ THẾ NÀO?
03/03/2023

TRẺ HAY CÁU GIẬN? BA MẸ NÊN PHẢN ỨNG NHƯ THẾ NÀO?

 

Các cơn giận dữ của trẻ thường xuất hiện vào cuối năm đầu đời, phổ biến nhất ở trẻ đến 4 tuổi và thường gián đoạn sau khi trẻ được 5 tuổi. Nếu cơn tức giận của trẻ thường xảy ra sau 5 tuổi, chúng có thể tồn tại suốt thời thơ ấu và có tình trạng kéo dài.

Cơn giận dữ của trẻ có thể bao gồm các biểu hiện: hét lớn, gào to, khóc, đánh đập, quăng đồ, lăn trên sàn, dậm chân, trẻ có thể trở nên đỏ mặt và đánh hoặc đá một ai đó.

1.Nguyên nhân trẻ hay cáu giận, ăn vạ: 

-Ở lứa tuổi từ 1 đến 3, ý thức về cái tôi trong trẻ đang dần hình thành. Trong giai đoạn này, ngôn ngữ giao tiếp của trẻ so với suy nghĩ và mong muốn chưa phát triển cùng lúc với nhau. Trẻ thường xuyên ở trong trạng thái bị ức chế, không chỉ do hạn chế về kỹ năng ngôn ngữ, mà còn do người lớn hành động trái ý muốn của trẻ. Chính vì thế, trẻ ăn vạ để trút bỏ những cảm giác tiêu cực ra bên ngoài, được thể hiện ra bên ngoài như gào thét, khóc lóc, phản kháng bố mẹ với thái độ ngang ngược, bướng bỉnh.

-Nhiều trẻ sinh ra vốn đã có tính cách “dễ cáu kỉnh” và cần phương pháp nuôi dạy đặc biệt hơn những đứa trẻ có tính khí dễ hợp tác. Và những trẻ khó tính thường có cách thể hiện cảm xúc ra ngoài mạnh mẽ và dữ dội hơn.

-Trẻ từ 1 đến 3 tuổi đang ở trong giai đoạn ưa khám phá và học hỏi thêm về mọi điều xung quanh. Trẻ lúc này chủ yếu là quan sát và bắt chước hành động của người lớn. Chính vì thế nên cách nuôi dạy và hành xử của bố mẹ và các thành viên trong gia đình cũng gây ảnh hưởng nhất định tới hành vi của con. Chẳng hạn như bố mẹ hay nổi nóng, cãi cọ và to tiếng,...sẽ vô tình định hướng cho trẻ cách cư xử tiêu cực, thiếu bình tĩnh.

2.Giải pháp hạn chế cơn tức giận của trẻ: 

-Luôn bình tĩnh trước sự giận dữ của con:

Lúc cơn giận của con đang dâng cao, con có thể la hét, ném đồ vật. Bố mẹ hãy im lặng để con đi về phòng hoặc cho con một góc yên tĩnh có thời gian nguôi đi cơn tức giận, sau đó nhẹ nhàng dạy dỗ. Thường xuyên khuyến khích con học tô màu, đọc sách hay tham gia hoạt động giúp con tĩnh tâm tâm trạng tốt hơn. Tuy nhiên phải là những cuốn sách, vở tập tô hay đồ chơi mà con yêu thích. 

Cho bé đi nhà trẻ, khi nào là thích hợp?

-Luôn tôn trọng ý kiến của con 

Ở một mức độ cơ bản để thể hiện sự tôn trọng đối với con đó là cho con tự chủ mọi thói quen, sinh hoạt cá nhân chẳng hạn như tự tắm, chọn quần áo để mặc, tự quyết kiểu tóc mình thích,...Khi con lớn, hãy cho con tự đưa ra quyết định, bố mẹ chỉ nên lắng nghe và đưa ra ý kiến lời khuyên để giúp con định hướng được đúng sai. 

-Cười - liều thuốc chữa trị tốt nhất

Mỉm cười là điều tốt cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Nó thúc đẩy sự liên kết và gắn bó, đồng thời làm con tin rằng gia đình là nơi an toàn, chắc chắn và chính bản thân bạn cũng cảm thấy dễ chịu. Đó cũng là cách bạn lan tỏa năng lượng vui tươi, tích cực cho con. Một em bé luôn cười chứng tỏ được sống trong một gia đình hạnh phúc. 

Nụ cười dễ thương 'rụng tim' của bé gái thiên thần Sài Gòn

-Thể hiện tình yêu thương của bố mẹ với con 

Cốt lõi của những hành vi cáu gắt xuất hiện ở trẻ là để thu hút sự chú ý từ bố mẹ, mọi người xung quanh. Điều này biểu hiện cho những đứa trẻ thường xuyên thiếu sự quan tâm từ gia đình. Vì thế bố mẹ hãy thường xuyên dành thời gian nhiều hơn cho con. 

Cách giúp trẻ bình tĩnh | Vinmec

Những buổi tối cùng con học bài, cuối tuần bố mẹ và con nên có hoạt động ngoài trời nâng cao tình thần thể thao, vận động giúp thay đổi không khí, tốt cho tâm trạng của bé. Và đừng quên dành cái ôm và lời yêu thương với con mỗi ngày. 

-Giữ bình tĩnh tuyệt đối và không phản ứng tiêu cực lại với con

Trẻ nhỏ chưa có đủ kỹ năng giao tiếp và khả năng kiểm soát cảm xúc, thế nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh và không to tiếng với con, đặc biệt không được la mắng con bằng từ ngữ tiêu cực. 

Điều chỉnh và phòng tránh hành vi khi bé hung hăng, hờn dỗi - Y Học Cộng  Đồng

-Cương quyết không nhượng bộ trước những đòi hỏi vô lý của con

Bố mẹ không nên nhượng bộ khi con ăn vạ để đòi hỏi những điều không chính đáng (như mua đồ chơi, đòi đồ của người khác,...). Chỉ cần bố mẹ nhượng bộ một lần thì con sẽ nhận ra rằng hành vi của mình rất hiệu quả và sẽ tiếp tục phát huy. Thói quen này lâu dần sẽ góp phần hình thành tính cách của bé và gây ảnh hưởng đến sau này. 

3.Sau cơn giận của trẻ

Ba mẹ hãy khen ngay sau khi trẻ đã bình tĩnh lại. Đây là thời gian ôm trẻ và nói cho con là chúng luôn được yêu thương, sau đó ba mẹ hãy hỏi nguyên nhân tại sao con lại giận dữ và đưa ra lời khuyên đúng đắn cho con.

Và cuối cùng, ba mẹ hãy đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Ngủ ngon là một yếu tố rất quan trọng để trẻ cảm thấy thoải mái và giảm hành vi cáu gắt, hờn dỗi. 

Chia sẻ:
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng

zalo