Amitie Shop
[NUÔI CON KHỎE] CON NHÀ BẠN THƯỜNG XUYÊN ĐI NGỦ MUỘN
18/03/2023

[NUÔI CON KHỎE] CON NHÀ BẠN THƯỜNG XUYÊN ĐI NGỦ MUỘN

Như ba mẹ đã biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, Tùy thuộc vào độ tuổi mà trẻ có thời gian ngủ đủ khác nhau. Trẻ càng lớn thời gian ngủ đủ càng giảm đi. Vậy nếu trẻ đi ngủ quá muộn liệu có tác hại gì không? Ba mẹ hãy cùng Amitie Shop tìm hiểu nhé!

1. Ảnh hưởng khi trẻ ngủ muộn

Một đêm ngủ muộn sẽ không gây ảnh hưởng đến trẻ ngay nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trong đó, nổi bật nhất là những tác hại như sau:

✅Suy giảm khả năng miễn dịch:

Khi trẻ có thói quen đi ngủ muộn, hệ thống miễn dịch của bé sẽ dần yếu đi. Từ đó, các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công, con thường xuyên mắc các bệnh như cảm lạnh, cúm, sốt, ho…

Hệ miễn dịch ở trẻ em “LÁ CHẮN” bảo vệ con trước mùa dịch

✅Chậm phát triển thể chất:

Ở trẻ, hormone tăng trưởng thường được sinh ra trong thời gian ngủ sâu. Nếu con thường ngủ muộn hoặc thiếu ngủ, sẽ dẫn đến tình trạng ức chế hormone tăng trưởng, khiến cơ thể con chậm phát triển về mặt thể chất, thấp bé so với bạn bè đồng trang lứa.

Chỉ số IQ cao chẳng có gì to tát cả, đây là lý do tại sao

✅Suy giảm sức khỏe tinh thần:

Không chỉ trẻ em, người lớn khi rơi vào trạng thái thiếu ngủ hay ngủ muộn, sau khi thức dậy thường rơi vào trạng thái cáu kỉnh, ủ rũ, lâu ngày có thể gây rối loạn tâm thần và trầm cảm, lo âu.

Giữ gìn sức khỏe tinh thần như thế nào?

✅Giảm khả năng tập trung:

Khi trẻ rơi vào tình trạng thiếu ngủ, não bộ của con không đủ thời gian để hồi phục lại sau một ngày dài. Vì thế, sau khi thức dậy con thường trong trạng thái ngái ngủ hoặc mê man, khó có thể tập trung vào những bài học hay những hoạt động cần sự tập trung cho ngày hôm sau.

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý | Vinmec

2. Thời gian ngủ cần thiết của trẻ:

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, thời gian ngủ đủ cũng khác nhau:

-Trẻ em từ 1-2 tuổi cần ngủ khoảng 11-14 giờ mỗi ngày

-Trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi cần ngủ từ 10-13 giờ mỗi ngày

-Trẻ em trong độ tuổi đi học từ 6-13 tuổi cần ngủ từ 9-11 giờ mỗi ngày

-Thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi cần khoảng 8-10 giờ mỗi ngày

Một số hiểu lầm về giấc ngủ

3. Vậy nên cho con đi ngủ vào thời gian nào là hợp lí? 

Đối với trẻ, việc đi ngủ lúc 20h30 - 21h và thức dậy sau 7h sáng có thể đảm bảo cho việc cơ thể tiết đủ hormone tăng trưởng, giúp phát triển thể chất và trí não hiệu quả nhất.

Để con có một giấc ngủ ngon, ba mẹ nên tắt hết những thiết bị điện tử xung quanh và nguồn sáng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, không để trẻ bị ám ảnh hay lo sợ trước khi đi ngủ. Đặc biệt, không đánh thức con giữa giấc tránh tình trạng con bị giật mình hay hoảng loạn.

Ngủ ngon: Điều chỉnh ánh sáng và âm thanh thế nào để giúp trẻ

Đi ngủ muộn thường khiến con mệt mỏi và cáu kỉnh vào ngày hôm sau, ngoài ra còn gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, khả năng tập trung cũng như sự tăng trưởng của trẻ. Vì thế, ba mẹ hãy rèn cho trẻ thói quen ngủ sớm từ khi còn nhỏ để trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất nhé!

 
Chia sẻ:
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng

zalo