Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Các bậc cha mẹ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ, tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
Sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Khi mắc bệnh, cho dù bệnh nhân là người lớn hay trẻ em đều giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Sự nguy hiểm của sốt xuất huyết?
Khi mắc bệnh, người bệnh thường bị sốt liên tục trong nhiều ngày, kèm theo nhiều triệu chứng ói mửa, mệt mỏi.
Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị, nên phòng bệnh là giải pháp tốt nhất.
Cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ:
-Cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày trong mùa mưa
-Không để trẻ vui chơi ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt
-Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
-Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không cho muỗi phát triển
-Khi vào mùa mưa cần xịt thuốc chống, xua đuổi muỗi
-Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ, bổ sung đầy đủ các chất, tăng sức đề kháng.
Vậy làm sao để tăng sức đề kháng cho trẻ?
1.Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây
-Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ, cân đối 4 nhóm dưỡng chất: Chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất.
-Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và hợp lý nhằm tăng sức đề kháng cho bé mau khỏi bệnh; không nên kiêng khem quá mức khiến bé rơi vào tình trạng mất sức, cơ thể càng yếu hơn và khó có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
2.Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm, selen...
-Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của các tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi-rút và vi khuẩn.
-Trong khi đó, vitamin C sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé và phục hồi nhanh chóng tế bào bị tổn thương.
-Kẽm, selen có công dụng tốt trong việc kháng vi-rút và tăng đề kháng cho bé.
Vì thế, các bậc cha mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót, khoai lang; vitamin C như cam, quýt, dâu tây, ớt xanh; thực phẩm chứa kẽm, selen như thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng…
3.Cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên
-Ngủ ngon, đủ giấc sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường đề kháng cho trẻ.
-Bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, buổi tối không nên cho bé hoạt động quá nhiều có thể khiến bé giật mình, thức giấc khi đang ngủ.
Ngoài ra vận động thường xuyên cũng là cách nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ.
4.Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng
Ngoài việc ăn uống, vận động việc cha mẹ có thể chủ động bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bé theo từng giai đoạn. Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm giúp tăng sức đề kháng và kích thích ngon miệng cho trẻ.
Ba mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm tại Amitie Shop như:
VIÊN UỐNG RAU CỦ DHC PERFECT VEGETABLE PREMIUM JAPANESE HARVEST #250k